Quyền và nghĩa vụ của người đóng góp Wikipedia:Quyền_tác_giả

Nếu bạn trực tiếp đóng góp nội dung vào Wikipedia, từ lúc đó bạn sẽ phải cấp phép nội dung đó cho công chúng tái sử dụng theo giấy phép CC BY-SA và GFDL (không cố định phiên bản, không có phần bất biến, văn bản bìa trước, hoặc văn bản bìa sau). Các tập tin phương tiện phi văn bản có thể được đóng góp theo các giấy phép khác nhau dùng để hỗ trợ mục tiêu chung là cho phép tái sử dụng và tái phân phối không hạn chế. Xem Hướng dẫn cho hình ảnh và các tập tin phương tiện khác, bên dưới.

Nếu bạn muốn nhập khẩu (tích hợp) văn bản mà bạn tìm thấy ở nơi khác hoặc văn bản bạn đồng tác giả với những người khác, bạn chỉ có thể làm vậy nếu nó được phát hành theo những điều khoản tương thích với giấy phép CC BY-SA. Bạn không cần phải chắc chắn hoặc đảm bảo rằng văn bản được nhập khẩu cũng phát hành theo Giấy phép Tài liệu Tự do GNU, trừ phi bạn chính là tác giả duy nhất của văn bản đó. Ngoài ra, cần chú ý là bạn không thể nhập khẩu thông tin chỉ được phát hành theo giấy phép GFDL. Nói cách khác, bạn chỉ có thể nhập khẩu văn bản đã được (a) cấp phép đơn chỉ theo các điều khoản tương thích với giấy phép CC BY-SA hoặc (b) cấp phép kép với GFDL và một giấy phép khác có điều khoản tương thích với giấy phép CC BY-SA. Nếu bạn là tác giả duy nhất của tài liệu, bạn phải cấp phép nó theo cả hai giấy phép CC BY-SA và GFDL.

Nếu nội dung, bằng văn bản hoặc phương tiện, trước đây đã được phát hành rồi và bạn muốn hiến tặng nó cho Wikipedia theo giấy phép phù hợp, bạn sẽ cần phải xác nhận sự cấp phép bản quyền theo một trong những quy trình sẵn có. Xem Wikipedia:Hiến các tài liệu có bản quyền để biết thêm chi tiết. Nếu bạn không phải là người giữ bản quyền, bạn sẽ vẫn cần phải xác nhận sự cấp phép bản quyền; xem mục Sử dụng tác phẩm do người khác giữ bản quyền bên dưới.

Bạn vẫn giữ bản quyền cho nội dung mà bạn đóng góp vào Wikipedia, kể cả văn bản và phương tiện. Bản quyền không bao giờ được chuyển sang cho Wikipedia. Sau này bạn có thể tái phát hành và tái cấp phép cho chúng theo bất kỳ cách nào bạn muốn. Tuy nhiên, bạn không thể rút lại hoặc thay đổi giấy phép đối với bản sao của nội dung mà bạn đã đặt tại đây; những bản sao này vẫn được cấp phép như thế cho đến khi chúng thuộc về phạm vi công cộng do quyền tác giả của bạn đối với chúng đã hết hạn (hiện nay là vài thập kỷ sau khi tác giả mất).

Sử dụng tác phẩm do người khác giữ bản quyền

Tất cả các tác phẩm đều được giữ bản quyền, theo thỏa thuận quốc tế, trừ khi chúng hoặc đã thuộc phạm vi công cộng, hoặc tác quyền của chúng được từ bỏ rõ ràng. Nói chung, Wikipedia phải có quyền sử dụng các tác phẩm có bản quyền. Có một số trường hợp các tác phẩm có bản quyền có thể được sử dụng một cách hợp pháp mà không cần phải xin phép; xem Wikipedia:Nội dung không tự do để biết các chi tiết cụ thể về khi nào thì sử dụng nội dung như vậy và phải sử dụng ra sao. Tuy nhiên, mục tiêu của chúng tôi là phải có thể tái phân phối nội dung của Wikipedia một cách càng tự do càng tốt, do đó các hình ảnh và tập tin âm thanh gốc được cấp phép theo CC BY-SA và GFDL (không cố định phiên bản, không có phần bất biến, văn bản bìa trước, hoặc văn bản bìa sau) hoặc thuộc về phạm vi công cộng sẽ được ưu tiên hơn hẳn so với các tập tin phương tiện được giữ bản quyền và sử dụng theo thuyết sử dụng hợp lý hoặc cách thức khác.

Nếu bạn muốn nhập phương tiện (kể cả văn bản) mà bạn tìm thấy ở nơi nào khác, và nó không phù hợp với quy định và hướng dẫn về nội dung không tự do, bạn chỉ có thể làm vậy nếu nó thuộc phạm vi công cộng hoặc được phát hành theo giấy phép tương thích với giấy phép CC BY-SA. Nếu bạn nhập phương tiện theo một giấy phép tương thích đòi hỏi phải ghi công, bạn phải, theo một cách thích hợp, ghi lại tên (các) tác giả. Trong phần lớn trường hợp bạn cũng phải xác nhận rằng tài liệu đó đã được cấp phép một cách tương thích hoặc thuộc phạm vi công cộng. Nếu nguồn phát hành nguyên thủy có chứa một lời phủ định bản quyền hoặc có chỉ rõ rằng nội dung được tự do sử dụng, một liên kết đến nó tại trang miêu tả tập tin phương tiện hoặc trang thảo luận bài viết có thể sẽ thỏa mãn đòi hỏi này. Nếu bạn có được sự cho phép đặc biệt để sử dụng một tác phẩm có bản quyền từ người giữ bản quyền theo các điều khoản tương thích, bạn phải ghi chú điều đó (cùng với tên và ngày tháng tương ứng) và xác nhận nó thông qua một trong những quy trình đã có. Xem Wikipedia:Xin cấp phép bản quyền để biết quy trình hỏi xin người giữ bản quyền trao cho một giấy phép có thể sử dụng được cho tác phẩm của họ và để xem quy trình xác nhận rằng giấy phép đã được trao. Bảng dưới đây giúp hệ thống hóa những văn bản được cấp theo giấy phép nào thì có khả năng nhập vào Wikipedia nhờ khả năng tương thích.

Bản quyền văn bản Wikipedia
Giấy phép tương thích với WikipediaGiấy phép không tương thích với Wikipedia
Giấy phép Creative Commons
(không tính CC-Zero do đã thuộc phạm vi công cộng)
CC BY (mọi phiên bản)CC BY-SA 4.0 (vẫn đủ tự do với tập tin phương tiện)
CC BY-SA 1.0, 2.0, 2.5, 3.0CC BY-NC
CC BY-NC-ND
CC BY-ND
CC BY-NC-SA
Giấy phép khác
GFDL kết hợp CC BY hoặc CC BY-SA (không bao gồm CC BY-SA 4.0)Chỉ duy nhất một giấy phép GNU bất kỳ (bao gồm GFDL)
(vẫn đủ tự do với tập tin phương tiện)

Không bao giờ sử dụng những tài liệu vi phạm bản quyền của người khác. Điều này có phát sinh nguy cơ pháp lý và gây tổn hại nghiêm trọng cho Wikipedia. Nếu còn nghi ngờ, hãy tự mình viết nội dung đó, từ đó tạo ra một tác phẩm có bản quyền mới để có thể đưa vào Wikipedia mà không có rắc rối gì.

Chú ý rằng luật bản quyền điều chỉnh cách diễn đạt sáng tạo của ý tưởng, chứ không phải bản thân ý tưởng hoặc thông tin. Do đó, sẽ là hợp pháp nếu đọc một bài viết bách khoa toàn thư hoặc tác phẩm khác, diễn đạt lại các ý tưởng theo cách của mình, rồi đăng nó lên Wikipedia, miễn là bạn không theo quá sát văn bản gốc. Tuy nhiên, nó sẽ vẫn là thiếu đạo đức (nhưng không bất hợp pháp) khi làm vậy mà lại không ghi chú lại nguồn gốc làm nguồn tham khảo (xem hướng dẫn về đạo văn).

Liên kết đến các tác phẩm được giữ bản quyền

Vì đa số các tác phẩm được tạo ra gần đây đều được giữ bản quyền, hầu hết bài viết Wikipedia có chú thích nguồn gốc sẽ liên kết đến nội dung đã được giữ bản quyền. Không cần thiết phải có được sự cho phép của người giữ bản quyền trước khi liên kết đến một nội dung được giữ bản quyền, cũng giống như tác giả một cuốn sách không cần phải có lời cho phép mới được chú thích tác phẩm của người khác trong phần thư mục học. Tương tự như vậy, Wikipedia không giới hạn việc liên kết phải gói gọn trong các nội dung tự do theo CC BY-SA hoặc nội dung nguồn mở.

Tuy nhiên, nếu bạn biết được rằng một Trang Web bên ngoài đang chứa một tác phẩm và đang vi phạm bản quyền của người tạo ra nó, đừng đặt liên kết đến bản sao đó của tác phẩm. Ví dụ: đừng để lại một liên kết đến một trang web lưu trữ lời (ca từ) của nhiều bài hát thịnh hành khác nhau mà không có sự cho phép của chủ sở hữu bản quyền các bài hát đó. Hướng dẫn người khác một cách có ý thức và cố tình đến một trang vi phạm bản quyền được xem là một dạng đồng lõa tại Hoa Kỳ (vụ kiện giữa Intellectual Reserve và Utah Lighthouse Ministry ). Liên kết đến một trang đang phân phối bất hợp pháp tác phẩm của người khác sẽ làm giảm uy tín của Wikipedia và các biên tập viên của Wikipedia. Tuy nhiên, tình trạng bản quyền của các bản lưu Internet tại Hoa Kỳ vẫn còn chưa rõ ràng. Hiện có thể chấp nhận được việc liên kết đến các bản lưu Internet như Wayback Machine, chuyên lưu giữ những bản sao chưa sửa đổi của các trang web được lấy tại vài thời điểm khác nhau. Tại các bài viết về một website nào đó, có thể chấp nhận ghi một liên kết đến website đó thậm chí có thể tồn tại sự vi phạm bản quyền ở đâu đó tại website đó.

Ngữ cảnh cũng rất quan trọng; có thể chấp nhận được nếu liên kết đến một bài bình luận về một bộ phim trên một trang web nổi tiếng, cho dù nó trình bày một cảnh quay trong phim (việc sử dụng như thế thường được nhà phân phối cho phép công khai hoặc được phép theo sử dụng hợp lý). Tuy nhiên, liên kết trực tiếp đến cảnh quay của phim sẽ xóa bỏ đi ngữ cảnh và làm mất đi tính hợp pháp của trang web đó đối với việc sử dụng đã có sự cho phép hoặc sử dụng hợp lý.

Vi phạm bản quyền

Những người đóng góp nào liên tục đăng các nội dung đã được giữ bản quyền mặc dù đã có những cảnh báo sẽ bị cấm không được sửa đổi bởi một bảo quản viên để ngăn ngừa các vấn đề phát sinh sau đó.

Nếu bạn nghi ngờ có sự vi phạm bản quyền, tối thiểu là bạn cần nêu vấn đề tại trang thảo luận của trang đó. Những người khác sau đó có thể kiểm tra tình hình và có hành động thích hợp nếu cần. Một số trường hợp chỉ là cảnh giác nhầm mà thôi. Ví dụ: nội dung có thể tìm thấy ở nơi nào khác trên mạng mà thực ra được sao chép từ Wikipedia trước đó không phải là vi phạm bản quyền đối với phần nội dung của Wikipedia.

Nếu một trang có chứa nội dung vi phạm bản quyền, nội dung đó – và toàn bộ trang đó, nếu không có nội dung nào khác hiện hữu – cần được xóa đi. Xem Wikipedia:Vi phạm bản quyền để biết thêm thông tin, và Wikipedia:Có vấn đề bản quyền để biết thêm hướng dẫn chi tiết.

Hướng dẫn cho hình ảnh và các tập tin phương tiện khác

Tranh, ảnh, tập tin video và âm thanh, cũng giống như tác phẩm viết, là đối tượng có bản quyền. Chắc chắn có ai đó giữ bản quyền của chúng trừ khi chúng được công khai đặt vào phạm vi công cộng. Hình ảnh, tập tin video và âm thanh trên Internet cần phải được cấp phép trực tiếp từ người giữ bản quyền hoặc một ai khác có thể cấp phép trên danh nghĩa của họ. Trong một số trường hợp, các hướng dẫn về sử dụng hợp lý có thể cho phép chúng được dùng bất kể đã có tuyên bố bản quyền rồi; xem Wikipedia:Nội dung không tự do để biết thêm chi tiết.

Trang miêu tả tập tin phải được đánh dấu bằng một loại thẻ đặc biệt để chỉ rõ tình trạng pháp lý của hình ảnh, như mô tả tại Wikipedia:Thẻ quyền cho hình ảnh. Các hình không ghi thẻ hoặc ghi thẻ sai sẽ bị xóa.

Những câu hỏi về bản quyền tập tin có thể đặt tại Wikipedia:Các câu hỏi về bản quyền tập tin, thường được các tình nguyện viên đã quen thuộc với quy định và hướng dẫn bản quyền tập tin của Wikipedia theo dõi.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Wikipedia:Quyền_tác_giả http://www.wcauk.com/home.php?page_id=23 http://www4.law.cornell.edu/uscode/html/uscode17/u... http://www.law.uh.edu/faculty/cjoyce/copyright/rel... http://www.copyright.gov/circs/circ38a.pdf http://lexinter.net/DZ/ordonnance_relative_aux_dro... http://creativecommons.org/licenses/by-sa/3.0/ //creativecommons.org/licenses/by-sa/3.0/legalcode //www.gnu.org/copyleft/fdl.html //lists.wikimedia.org/pipermail/wikien-l/2005-Augu... //lists.wikimedia.org/pipermail/wikipedia-l/2005-M...